Các câu hỏi về thần học




Câu hỏi: Hệ thống thần học là gì?

Trả lời:
"Hệ thống" được hiểu là đặt một nhóm các sự vật vào một trật tự có liên kết với nhau. Do đó, hệ thống thần học là phân chia thần học thành các nhóm với các đặc tính riêng của nó. Lấy ví dụ đơn giản, kinh thánh có nhiều cuốn nói về thiên sứ, song không có cuốn cụ thể nào nói riêng về thiên sứ. Hệ thống thần học nhóm các khối thông tin về thiên sứ từ kinh thánh và sắp xếp chúng thành một nhóm thần học- gọi là thiên sứ học. Đó là ví dụ đơn giản về hệ thống thần học- ở đây cụ thể là tổ chức lại các giảng dạy của kinh thánh vào các nhóm khác nhau.

Thần học Paterology là nhánh nghiên cứu về Chúa Cha. Cứu chúa học (Christology) là nhánh nghiên cứu về Chúa Con – Giê-su. Thánh linh học (Pneumatology) là nhánh nghiên cứu về Đức Thánh Linh. Thánh kinh học (Bibliology) là nhánh nghiên cứu kinh thánh. Cứu thục học (Soteriology) là nhánh nghiên cứu về sự cứu rỗi. Hội Thánh học (Ecclesiology) là nhánh nghiên cứu về Hội Thánh. Lai thế học (Eschatology) là nhánh nghiên cứu về ngày tận thế. Thiên sứ học (Angelology) là nhánh nghiên cứu về thiên sứ. Quỉ sứ học (Christian Demonology) là nhánh nghiên cứu về ma quỷ từ quan điểm Cơ Đốc giáo. Nhân loại học (Christian Anthropology) là nhánh nghiên cứu về nhân loại từ quan điểm Cơ Đốc giáo. Tội lỗi học (Hamartiology) là nhánh nghiên cứu về tội lỗi. Hệ thống thần học là một công cụ quan trọng trong việc giúp chúng ta hiểu và dạy Kinh Thánh một cách có tổ chức.

Ngoài hệ thống thần học ra còn có những cách khác để phân chia thần học. Thần học Kinh Thánh là nghiên cứu về một hay nhiêu cuốn nhất định của Kinh Thánh và nhấn mạnh những khía cạnh khác nhau của thần học. Ví dụ, Phúc âm Giăng thì thuộc nhóm Cứu chúa học vì nó tập trung rất nhiều vào thần tánh của Chúa cứu thế (Giăng 1:1, 14; 8:58, 10:30, 20:28). Lịch sử thần học là nghiên cứu về giáo lý và cách chúng phát triển qua nhiều thế kỷ trong các giáo hội Cơ Đốc giáo. Thần học giáo điều là nghiên cứu về các giáo lý của các nhóm Cơ Đốc nhân có một số học thuyết đã hệ thống hoá. Ví dụ, Thần học Calvin và thần học thời kỳ. Thần học đương đại là nghiên cứu về học thuyết đã phát triển hay đang được chú ý trong thời gian gần đây. Phương pháp thần học phải nghiên cứu không có vấn đề gì, điều quan trọng của thần học là phải nghiên cứu.


Câu hỏi: Thế giới quan của Cơ Đốc giáo là gì?

Trả lời:
“Thế giới quan” dùng để chỉ một khái niệm toàn diện về thế giới từ một quan điểm cụ thể. Thế giới quan Cơ Đốc giáo là một khái niệm toàn diện thế giới theo quan điểm của Cơ Đốc nhân. Thế giới quan của một cá nhân là "bức tranh lớn”- là tổng hòa niềm tin của người ấy về thế giới. Đó là cách người ấy nhìn nhận thực tế. Thế giới quan ấy là cơ sở để người ấy đưa ra các quyết định hàng ngày trong cuộc sống và vì thế nó rất quan trọng.

Đặt một quả táo lên bàn làm mẫu. Một nhà thực vật học nhìn quả táo thì phân loại nó. Một hoạ sĩ thấy sự sống trong nó và vẽ nó. Một người lái buôn thì thấy đó là món lời và muốn dự trữ nó. Một đứa trẻ thấy một bữa trưa ngon miệng và muốn ăn trái táo ấy. Cách ta nhìn nhận tình hình chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách ta nhìn nhận thế giới. Mỗi thế giới quan, Cơ Đốc giáo và không Cơ Đốc giáo, liên quan đến ít nhất là ba câu hỏi:

1) Chúng ta đến từ đâu? (và tại sao chúng ta ở đây?)
2) Thế giới này sai sót ở đâu?
3) Làm thế nào để sửa chữa nó?

Thế giới quan thường gặp là chủ nghĩa tự nhiên, trả lời ba câu hỏi trên như thế này: 1) Chúng ta là kết quả của một loạt các biến cố ngẫu nhiên không mục đích. 2) Chúng ta không trân trọng thiên nhiên như chúng ta nên. 3) Chúng ta có thể cứu thế giới thông qua các hệ sinh thái và bảo tồn thiên nhiên. Một thế giới quan tự nhiên tạo ra nhiều triết lý liên quan như quan niệm đạo đức tương đối, chủ nghĩa sinh tồn, chủ nghĩa thực dụng, và chủ nghĩa không tưởng.

Mặt khác thế giới quan Cơ Đốc giáo trả lời ba câu hỏi theo Kinh Thánh: 1) Chúng ta là tạo vật của Thiên Chúa, được tạo ra để cai trị thế giới và tương giao với Ngài (Sáng thế ky 1:27-28; 2:15). 2) Chúng ta phạm tội chống nghịch với Đức Chúa Trời và phải gánh chịu lời rủa sả toàn thế giới (Sáng thế ký đoạn 3). 3) Chính Đức Chúa Trời đã cứu chuộc thế giới qua sự hi sinh của Con Ngài, Chúa cứu thế Giê Su (Sáng thế ký 3:15; Lu-ca 19:10), và một ngày sẽ khôi phục tạo vật trở lại trạng thái hoàn hảo của nó trước đây (Ê-sai 65:17-25). Một thế giới quan Cơ Đốc khiến ta tin tưởng vào đạo đức tuyệt đối, phép lạ, nhân phẩm con người, và cứu rỗi.

Điều quan trọng phải nhớ rằng một thế giới quan là bao hàm toàn diện. Nó ảnh hưởng rất nhiều đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, từ tiền bạc đến đạo đức, từ chính trị đến nghệ thuật. Cơ đốc giáo không phải chỉ là một vài ý tưởng, triết lí sử dụng trong nhà thờ. Cơ Đốc giáo dạy trong Kinh Thánh chính nó là một thế giới quan. Kinh Thánh không bao giờ phân biệt giữa cuộc sống “thế tục” và “tôn giáo”, đời sống cơ đốc là lựa chọn duy nhất với người có đức tin. Chúa Giê Su tuyên bố chính Ngài là “Đường đi, chân lý, và sự sống" (Giăng 14:6) và bởi cách đó Ngài đã trở thành thế giới quan của chúng ta.


Câu hỏi: Tiền định là gì? Tin vào tiền định có đúng với Kinh Thánh không?

Trả lời:
Rô ma 8:29-30 nói với chúng ta "Vì những kẻ Ngài đã biết trước, thì Ngài cũng đã định sẵn để nên giống như hình bóng Con Ngài, hầu cho Con nầy được làm Con cả ở giữa nhiều anh em; còn những kẻ Ngài đã định sẵn, thì Ngài cũng đã gọi, những kẻ Ngài đã gọi, thì Ngài cũng đã xưng là công bình, và những kẻ Ngài đã xưng là công bình, thì Ngài cũng đã làm cho vinh hiển". Ê-phê-sô 1:5 và 11 chép, "Bởi sự thương yêu của Ngài đã định trước cho chúng ta được trở nên con nuôi của Ngài bởi Chúa cứu thế Giê Su, theo ý tốt của Ngài. Ấy cũng là trong Ngài mà chúng ta đã nên kẻ dự phần kế nghiệp, như đã định trước cho chúng ta được điều đó, theo mạng của Ðấng làm mọi sự hiệp với ý quyết đoán." Nhiều người phản đối thuyết tiền định. Tuy nhiên, tiền định là một học thuyết Kinh thánh. Cốt yếu là kinh thánh giải nghĩa tiền định thế nào.

Những từ đã dịch là "Tiền định" trong Kinh Thánh được tham chiếu ở trên từ tiếng Hy Lạp “Proorizo” mang ý nghĩa của "Quyết định trước" "Qui định" "Quyết định trước thời gian". Vì vậy, tiền định là Đức Chúa Trời quyết định một số điều sẽ xảy. Vậy Thiên Chúa đã quyết định điều gì? Theo Rô ma 8:29-30, Đức Chúa Trời định trước rằng một vài cá nhân nhất định sẽ phù hợp với hình ảnh của con Ngài, được kêu gọi, công bình, và vinh hiển. Về cơ bản, Thiên Chúa định trước rằng các cá nhân nhất định sẽ được cứu. Nhiều chỗ trong Kinh thánh xem như các tín hữu trong Chúa cứu thế là người được lựa chọn (Ma-thi-ơ 24:22, 31; Mác 13:20, 27; Rô-ma 8:33, 9:11, 11:5-7, 28; Ê-phê-sô 1:11; Cô-lô-se 3:12 ; I Tê-sa-lô-ni-ca 1:4; I Ti-mô-thê 5:21; II Ti-mô-thê 2:10; Tít 1:1; I Phi-e-rơ 1:1-2, 2:9; II Phi-e-rơ 1:10). Tiền định là giáo lý Kinh thánh mà theo đó Thiên Chúa chọn nhiều cá nhân nhất định để cứu.

Phản đối thường gặp nhất là rằng thuyết này không công bằng. Tại sao Thiên Chúa chọn lựa một số cá nhân nhất định còn những người khác không được? Điều quan trọng cần ghi nhớ không ai xứng đáng để được cứu. Tất cả chúng ta đều có tội (Rô-ma 3:23), và tất cả đều xứng đáng bị hình phạt đời đời (Rô ma 6:23). Vì thế sẽ là hoàn toàn công bình nếu tất cả chúng ta ở trong hoả ngục đời đời. Tuy nhiên, Thiên Chúa chọn cứu một số người trong chúng ta. Ngài không phải là không công bằng với những người không được chọn, bởi vì họ nhận được những gì họ xứng đáng. Chúa chọn để ban ân điển cho một số người thực ra không hề bất công cho những người còn lại. Chẳng ai xứng đáng nhận được gì từ Chúa, vì thế, không ai có thể phản đối nếu anh ta không nhân được gì từ Chúa. Một minh họa là có một người đàn ông tình cờ đưa cho 5 người trong số một đám đông 20 người. Vậy 15 người còn lại có thất vọng không? Có lẽ là có. Họ có quyền để thất vọng không? Không. Tại sao? Bởi vì người đàn ông kia không nợ ai tiền hết. Ông ta chỉ quyêt định ban ân điển cho một số người mà thôi.

Nếu Thiên Chúa đã lựa chọn những người được cứu, điều đó có làm huỷ hoại ý chí tự do của chúng ta chọn lựa và tin tưởng vào Chúa cứu thế hay không? Kinh Thánh nói rằng chúng ta có sự lựa chọn, tất cả những người tin vào Chúa cứu thế Giê Su sẽ được cứu (Giăng 3:16; Rô-ma 10:9-10). Kinh Thánh không bao giờ nói Thiên Chúa từ chối người tin Ngài hoặc quay lưng lại với ai tìm kiếm Ngài (Phục truyền luật lệ ký 4:29). Bằng cách nào đó, tiền định song hành với người được Thiên Chúa chọn (Giăng 6:44) và tin vào sự cứu rỗi (Rô-ma 1:16). Thiên Chúa tiền định người sẽ được cứu, và chúng ta phải chọn Chúa cứu thế để được cứu. Cả hai sự kiện phải thật sự tương đương, Rô-ma 11:33 tuyên bố: "Ôi! sâu nhiệm thay là sự giàu có, khôn ngoan và thông biết của Ðức Chúa Trời! Sự phán xét của Ngài nào ai thấu được, đường nẻo của Ngài nào ai hiểu được!”


Câu hỏi: Thần học Calvin đối với thần học Arminianism – Quan điểm nào là đúng?

Trả lời:
Thần học Calvin và thần học Arminianism là hai hệ thống thần học giải thích mối quan hệ giữa quyền tể trị của Thiên Chúa và trách nhiệm của con người trong vấn đề cứu rỗi. Thần học Calvin được đặt tên theo John Calvin, một nhà thần học Pháp sống từ 1509-1564. Arminianism được đặt tên theo Jacobus Arminius, một nhà thần học Hà Lan sống từ 1560-1609.

Cả hai hệ thống có thể được tóm tắt với năm luận điểm. Thần học Calvin chủ trương sự hư hoại toàn phần của con người còn thần học Arminianism chủ trương hư hoại một phần. Hư hoại toàn phần là mọi mặt của con người đều bị tội lỗi làm bại hoại, do đó con người không thể đến với Thiên Chúa. Hư hoại một phần cho rằng mọi mặt của nhân loại bị hư hoại bởi tội lỗi, nhưng không đến mức mà họ không thể đến với Thiên Chúa.

Thần học Calvin tin vào chọn lựa vô điều kiện, trong khi thần học Arminianism tin rằng sự lựa chọn có điều kiện. Sự chọn lựa vô điều kiện là quan điểm rằng Thiên Chúa chọn những cá nhân vào sự cứu rỗi dựa hoàn toàn vào ý chỉ của Ngài, chứ không dựa vào đánh giá nào của cá nhân được chọn ấy. Sự chọn lựa có điều kiện cho rằng Đức Chúa Trời chọn các cá nhân dựa trên sự biết trước của Ngài về những người sẽ tin vào Đấng Christ, tức là dựa trên điều kiện là cá nhân ấy chọn Chúa.

Thần học Calvin tin cái chết của Chúa con là hạn chế, trong khi thần học Arminianism cho rằng nó vô hạn. Đây là điều gây tranh cãi nhất trong năm luận điểm. Quan điểm của Calvin tin rằng Chúa Giê Su chết thay cho những người được “chọn lựa”. Quan điểm Arminianism tin rằng Chúa Giê Su chết cho tất cả, nhưng cái chết của Ngài không hiệu quả cho đến khi người ấy đặt đức tin ở Ngài.

Thần học Calvin tin rằng ân điển của Thiên Chúa là không thể cưỡng lại, trong khi thần học Arminianism tin rằng người ta có thể từ chối ân điển của Thiên Chúa. Quan điểm thứ nhất tin rằng khi Chúa chọn ai để cứu, thì người đó sẽ được cứu rỗi (không thể tránh được). Quan điểm thứ hai cho rằng Chúa gọi tất cả để cứu rỗi, xong rất nhiều người từ chối.

Thần học Calvin tin vào sự nỗ lực của tín hữu, còn thần học Arminianism tin vào cứu rỗi có điều kiện. Calvin cho rằng một người được lựa chọn bởi Thiên Chúa sẽ nhẫn nhục trong đức tin và sẽ không bao giờ chối bỏ Ngài. Arminianism cho rằng một tín hữu trong Chúa Cứu thế có thể rời bỏ Đấng Christ và do đó mất đi sự cứu rỗi bởi ý chí tự do riêng của người ấy. Tuy nhiên, rất nhiều người tin vào thần học Arminiasim phủ nhận luận điểm này, và tin vào cứu rỗi đời đời

Vậy quan điểm nào là đúng? Lưu ý là có rất nhiều loại trung gian giữa hai trường phái trên. Tuy nhiên, tất cả đều không thể giải thích đầy đủ hết những điều không thể giải thích nổi. Con người không có khả năng để hiểu hết những điều ấy. Đúng vây, Chúa tề trị và biết hết. Và con người được kêu gọi để đặt đức tin ở Chúa Giê-su vào sự cứu rỗi. Hai điều này dường như là mâu thuẫn với nhau, song nó lại rất hợp lý với Chúa.


Câu hỏi: Thuyết tiền thiên hi niên là gì?

Trả lời:
Thuyết tiền thiên hi niên là quan điểm Chúa cứu thế sẽ trở lại lần thứ hai trước vương quốc ngàn năm của Ngài, và rằng vương quốc ngàn năm bình an theo nghĩa đen là 1.000-năm trị vì của Chúa cứu thế trên trái đất. Để hiểu đúng những đoạn này trong Kinh thánh liên quan đến các sự kiện ngày tận thế, ta cần nắm rõ hai điều: Phương pháp giải thích kinh thánh hợp lý nhất và sự phân biệt giữa quốc gia Israel (Do Thái) và Hội thánh (thân thể của tất cả các tín hữu trong Chúa cứu thế Giê Su).

Trước hết, kinh thánh cần được hiểu dựa vào bối cảnh của nó. Điều này có nghĩa là kinh thánh cần được xem xét với nghiên cứu về đối tượng mà nó hướng tới, những người được đề cập đến và tác giả, v,.v. Những điểm quan trọng nhất bao gồm tác giả, người đọc, và bối cảnh lịch sử. Bối cảnh lịch sử văn hóa thường đưa ra rất nhiều gợi ý về cách hiểu kinh thánh. Lưu ý là kinh thanh tự giải nghĩa chính nó. Rất nhiều điều được chép lại trong một đoạn kinh thánh cũng thường thấy ở các đoạn khác. Vì thế cách hiểu về cùng một chủ đề phải nhất quán.

Cuối cùng và quan trọng nhất, cần hiểu các đoạn kinh thánh bằng nghĩa đen của nó, nếu như đoạn không nói rằng nó là hinh tượng, hay cần hiểu theo nghĩa bóng. Việc hiểu theo nghĩa đen không hạn chế khả năng hiểu hình tượng, mà thay vào đó nó không làm cho người đọc hiểu sai ý. Một điều rất quan trọng là không nên hiểu “sâu, thần linh học” hơn là những gì đoạn văn muốn nói. Bởi khi làm vậy sẽ dễ dẫn đến hiểu sai ý của đoạn. II Phi-e-rơ 1:20-21 nhắc lại cho chúng ta rằng "Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Ðức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Ðức Chúa Trời. "

Áp dụng những nguyên tắc này khi giải thích Kinh Thánh, cần thấy rằng Israel (dòng dõi theo thuộc thể của Áp-ra-ham) và Hội Thánh (tất cả các tín hữu Tân Ước) là hai nhóm khác biệt. Nhận biết quan trọng là Israel và Hội Thánh khác biệt bởi vì nếu lầm lẫn điều này Kinh Thánh sẽ bị hiểu sai. Các đoạn dễ gây hiểu sai là các đoạn có liên quan đến lời hứa thực hiện cho Israel (bao gồm hoàn thành và chưa được hoàn thành). Những lời hứa này không thể áp dụng cho Hội Thánh. Hãy nhớ rằng, bối cảnh của đoạn sẽ quyêt định độc giả nó hướng tới, và vì thế có cách hiểu chính xác nhất.

Với tất cả các quan điểm trên, thì ta có được cách nhìn về tiền thiên hi niên. Sáng thế ký 12:1-3: "Vả, Ðức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ram rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước."

Đức Chúa Trời hứa với Áp-ra-ham ba điều: Áp-ra-ham sẽ có nhiều con cháu, quốc gia này sẽ sở hữu và chiếm một vùng đất, và một phước lành phổ quát sẽ đến với tất cả nhân loại ra từ dòng dõi của Áp-ra-ham (dân Do Thái). Trong Sáng thế ký 15:9-17, Thiên Chúa thông qua giao ước của Ngài với Áp-ra-ham. Bằng cách này được thực hiện, Thiên Chúa chịu trách nhiệm duy nhất trên giao ước chính Ngài lập ra. Điều đó có nghĩa là Áp-ra-ham không thể làm gì để xóa bỏ giao ước Thiên Chúa đã đặt ra. Cũng trong đoạn văn này, ranh giới được thiết lập cho vùng đất mà người Do Thái cuối cùng sẽ chiếm lĩnh. Để có danh sách chi tiết về ranh giới xin xem Phục truyền luật lệ ký đoạn 34. Những đoạn khác có liên quan với những lời hứa về đất được chép trong Phục truyền luật lệ ký 30:3-5 và Ê-xê-chi-ên 20:42-44.

Trong II Sa-mu-ên 7:10-17, chúng ta thấy lời hứa Đức Chúa Trời thực hiện với vua Đa-vít. Ở đây, Thiên Chúa hứa với Đa-vít rằng ông sẽ có dòng dõi và ra từ những hậu tự này Thiên Chúa sẽ thiết lập một vương quốc đời đời. Đây là việc liên quan đến sự cai trị của Chúa cứu thế trong ngàn năm và mãi mãi. Điều quan trọng là hãy nhớ rằng lời hứa này phải được thực hiện theo nghĩa đen và nó vẫn chưa xảy ra. Một số người tin rằng sự cai trị của Sa-lô-môn là ứng nghiệm lời tiên tri này theo nghĩa đen, nhưng có một vấn đề với điều đó. Toàn lãnh thổ mà Sa-lô-môn trị vì không thuộc quyền Israel nắm giữ ngày nay, và cũng không phải Sa-lô-môn cai trị đất nước Israel ngày nay. Hãy nhớ rằng Thiên Chúa đã hứa với Áp-ra-ham rằng hậu tự của ông sẽ có một vùng đất mãi mãi. Cũng vậy II Sa-mu-ên đoạn 7 nói rằng Thiên Chúa sẽ thiết lập một vua sẽ cai trị vĩnh cửu. Sa-lô-môn không thể được ứng nghiệm lời hứa dành cho Đa-vít. Vì vậy, đây là một lời hứa vẫn chưa được ứng nghiệm.

Xem xét những gì được ghi lại trong sách Khải 20:1-7. Ngàn năm nhiều lần được đề cập trong đoạn văn này tương ứng với nghĩa đen của Chúa cứu thế trị vì 1.000-năm trên trái đất. Nhớ lại rằng những lời hứa làm cho Đa-vít về một người cai trị phải được thực hiện theo nghĩa đen và chưa diễn ra. Thuyết tiền thiên hi niên nhìn thấy đoạn văn này như mô tả sự ứng nghiệm trong tương lai về lời hứa Chúa cứu thế ngự trên ngôi. Thiên Chúa thực hiện giao ước vô điều kiện với cả hai Áp-ra-ham và Đa-vít. Không phải những giao ước này đã được ứng nghiệm đầy đủ hoặc vĩnh viễn. Qui luật thực tế nghĩa đen về Chúa cứu thế là cách duy nhất theo giao ước có thể được ứng nghiệm như Thiên Chúa đã hứa sẽ xảy ra.

Khi hiểu kinh thánh theo nghĩa đen trước nhất sẽ làm sáng tỏ dần những điều khó hiểu. Tất cả các lời tiên tri Cựu Ước về Chúa Giê Su đã được ứng nghiệm theo nghĩa đen. Vì vậy, chúng ta nên mong đợi các lời tiên tri sự trở lại lần thứ hai của Ngài cũng được ứng nghiệm theo từng chữ. Tiền thiên hi niên là hệ thống duy nhất hoà hợp với sự giải thích từng chữ giao ước của Thiên Chúa và lời tiên tri ngày tận thế.


Câu hỏi: Thuyết thời kỳ là gì và nó có liên quan gì đến Kinh Thánh?

Trả lời:
Thuyết thời kỳ là hệ thống thần học có hai phân biệt cơ bản: 1) Giải thích theo nghĩa đen một cách nhất quán của Kinh Thánh, đặc biệt là lời tiên tri Kinh Thánh. 2) Sự phân biệt giữa Israel và Hội Thánh trong chương trình của Thiên Chúa.

Những người theo thuyết thời kỳ cho rằng nguyên tắc của họ về chú giải văn bản là giải thích theo mặt chữ, nghĩa là ý nghĩa mỗi từ đó thông dụng hàng ngày. Biểu tượng, hình thái của lối nói và các thể loại tất cả được giải thích rõ ràng trong phương pháp này, và điều này theo cách không trái với cách giải thích ngữ nghĩa. Ngay cả các biểu tượng và hình thái lời nói có ngữ nghĩa phía sau chúng.

Có ít nhất ba lý do tại sao đây là cách tốt nhất để xem Kinh Thánh. Thứ nhất, về tính triết học, chính mục đích của ngôn ngữ dường như đòi hỏi chúng ta phải giải thích theo nghĩa đen. Ngôn ngữ đã được ban cho bởi Thiên Chúa nhằm mục đích có thể giao tiếp với con người. Lý do thứ hai là thuộc về Kinh Thánh. Mỗi lời tiên tri về Chúa Cứu thế Giê Su trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm từng chữ. Sự giáng sinh của Chúa Giê Su, mục vụ của Chúa Giê Su, sự chết của Chúa Giê Su và sự phục sinh của Chúa Giê Su tất cả xảy ra một cách chính xác và đúng theo nghĩa đen như Cựu Ước đã tiên đoán. Sự ứng nghiệm những lời tiên tri này trong Tân Ước không có điều nào không theo nghĩa đen. Đây là lý luận mạnh mẽ về phương pháp giải nghĩa đen. Nếu giải thích theo nghĩa đen không được sử dụng trong nghiên cứu Kinh Thánh, không có đối tượng chuẩn xác để hiểu Kinh Thánh. Mỗi người có thể giải thích Kinh Thánh theo cách họ thấy hợp. Sự giải thích theo Kinh Thánh đặt vào nhiệm vụ "Đoạn này nói với tôi điều gì?" thay vì nói chung chung "Kinh Thánh nói ..." Đáng buồn thay, đây là các trường hợp áp dụng trong phần lớn giải thích Kinh Thánh ngày nay.

Thần học thời kỳ dạy rằng có hai loại người khác biệt của Thiên Chúa: Dân Israel và Hội Thánh. Những người theo thuyết thời kỳ tin rằng sự cứu rỗi luôn luôn là bởi đức tin vào Thiên Chúa trong Cựu Ước và đặc biệt trong Con Đức Chúa Trời trong Tân Ước. Những người theo thuyết thời kỳ chủ trương rằng Hội Thánh không thể thay thế dân Israel trong chương trình của Thiên Chúa và Cựu Ước hứa rằng dân Israel không được chuyển sang Hội Thánh. Họ tin rằng những lời hứa của Thiên Chúa thực hiện cho dân Israel (cho đất, nhiều con cháu và nhiều phước lành) trong Cựu Ước cuối cùng sẽ được ứng nghiệm trong ngàn năm bình an - thời gian được nói đến trong Khải Huyền chương 20. Những người theo thuyết thời kỳ tin rằng ngay trong thời đại này Thiên Chúa tập trung chú ý đến Hội Thánh, trong tương lai Ngài tập trung sự chú ý trở lại dân tộc Israel (Rô-ma 9-11).

Sử dụng hệ thống này làm căn bản, những người theo thuyết thời kỳ hiểu Kinh Thánh được tổ chức thành bảy thời kỳ: Vô tội (Sáng thế ký 1:1-3:7), Lương tâm (Sáng thế ký 3:8-8:22), Chính thể loài người (Sáng thế ký 9:1 - 11:32), Lời hứa (Sáng thế ký 12:1-Xuất Ê-díp-tô-ký 19:25), Luật pháp (Xuất Ê-díp-tô-ký 20:1-Công vụ 2:4), Ân điển (Công vụ 2:4-Khải Huyền 20:3), và Vương quốc ngàn năm (Khải Huyền 20:4-6). Một lần nữa, những thời kỳ không phải là đường dẫn đến sự cứu rỗi, nhưng theo cách đó Thiên Chúa liên hệ với con người. Thuyết thời kỳ như là một hệ thống những kết quả trong sự giải thích trước ngàn năm của Chúa Cứu Thế đến lần thứ hai và thường được diễn giải về trước hoạn nạn của sự hoan hỉ. Để tóm tắt, thuyết thời kỳ là một hệ thống thần học nhấn mạnh sự giải thích theo nghĩa đen về những lời tiên tri trong Kinh Thánh, nhận định rõ ràng sự phân biệt giữa dân Israel và Hội Thánh, và Kinh Thánh trình bày những thời kỳ tổ chức khác nhau.